Các loại thước lỗ ban và cách sử dụng

Thước Lỗ Ban là thước được sử dụng để đo đạc trong xây dựng Dương Trạch (nhà cửa) và Âm Trạch (mộ phần), trên thước Lỗ Ban có chia kích thước thông thường ứng với các cung tốt, xấu tương ứng trong thước Lỗ Ban giúp người sử dụng biết kích thước đẹp (ứng vào cung đỏ) nên dùng khi nào, kích thước xấu (ứng vào cung đen) và tại sao phải tránh.

Thước Lỗ Ban là thước được lấy theo tên riêng “Lỗ Ban” người được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng của nước Lỗ sống vào thời Xuân Thu (770-476 Trước Công Nguyên). Tên ông là Ban, họ là Công Thâu (hay cũng được đọc là Công Du). Lỗ Ban còn có nghĩa là “ông Ban người nước Lỗ”.

Trên tất cả các loại Thước Lỗ Ban đều có nguyên lý giống nhau là: Thước được phân chia thành các Cung lớn (tốt hoặc xấu), trong mỗi Cung lớn này lại chia thành các cung nhỏ thể hiện chi tiết tốt hoặc xấu về việc gì. Màu đỏ trên thước Lỗ ban biểu thị cho các cung tốt nên dùng, màu đen biểu thị cho các cung xấu nên tránh.

I – CÁC LOẠI THƯỚC LỖ BAN

Có 3 loại Thước Lỗ Ban phổ biến:

  • Thước Lỗ Ban 52cm: Dùng cho Dương Trạch đo thông thủy.
  • Thước Lỗ Ban 42,9cm: Dùng cho Dương Trạch đo khoảng đặc.
  • Thước Lỗ Ban 39cm: Dùng cho Âm Trạch & Đồ thờ, cúng.

 

 

II – CÁCH SỬ DỤNG THƯỚC LỖ BAN

Nếu không hiểu rõ cách sử dụng từng thước Lỗ Ban: có thể sử dụng khẩu quyết “Đen bỏ, Đỏ dùng” để chọn những kích thước đỏ. Với sự kết hợp đồng thời của 2 loại thước trên cùng một thước (thước cuộn sắt) hay 3 loại thước trên cùng một thước (dùng phần mềm) thì khẩu quyết là “2 đen thì bỏ, 2 đỏ thì dùng“, “3 đen thì bỏ, 3 đỏ thì dùng (với các kích thước tra cung trên cả 3 thước rơi vào đen hoặc đỏ).

 

 

Cách chọn kích thước kiểu chung chung này chỉ tương đối, vì ứng dụng sâu xa của Thước Lỗ Ban là có thể chọn kích thước phù hợp với đúng mục đích mong muốn của gia chủ.

 

 

Khi mong muốn một điều gì tốt đẹp đó đến với bản thân và gia đình, bạn cần sử dụng các kích thước ứng với Cung có ý nghĩa đó. Ví dụ về cách chọn cung khi sử dụng Thước Lỗ Ban:

– Mong muốn về đường con cái, sử dụng các Cung như Thêm Đinh, Quý tử hoặc các Cung nhỏ trong Cung lớn Đinh…

– Mong muốn về tiền tài sử dụng các Cung như Tài Lộc, Hưng Vượng…

– Mong muốn về đường Quan chức (làm trong môi trường Quan chức, Công danh, Khoa cử) sử dụng các Cung liên quan đến Cung Quan…như Thuận Khoa (thuận lợi đường công danh, học hành, thi cử) hay các Cung Hoành Tài, Phú Quý…

 

 

– Mong muốn về cuộc sống An lành, Hưng vượng thì sử dụng các cung như Lục hợp, Phú quý, Hưng vượng, Thêm phúc…

Thông thường người ta sẽ cân đối sử dụng nhiều Cung đẹp trong nhà và vào nhiều hạng mục và vị trí phù hợp. Các thành phần được chú ý nhiều nhất là Cửa chính ra vào, Bàn thờ…

 

III – LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THƯỚC LỖ BAN

Lưu ý về tên gọi và xem hướng dẫn sử dụng trên internet: Hiện tại trên thị trường chỉ bán Thước Lỗ Ban dạng cuộn sắt (thước rút sắt) trên đó có in cung 2 loại Thước Lỗ Ban 42,9cm dùng đo các yếu tố về phần Dương (Dương Phần), và Thước lỗ ban 39cm dùng đo các yếu tố về phần Âm (Âm Phần).

Không có các Thước Lỗ Ban khác. Thước lỗ ban 52cm phải dùng phần mềm thước lỗ ban để tra hoặc nhờ thầy Phong Thủy.

Dùng Thước Lỗ Ban nào, làm gì và kích thước nào cho việc gì:

  • Thước Lỗ Ban 52cm:dùng để đo khối rỗng, các khoảng thông thủy hay còn gọi là “lọt sáng”, “lọt lòng”, “lọt gió” trong nhà như: ô cửa sổ, ô thoáng, cửa chính, cửa sổ, giếng trời…
  • Thước Lỗ Ban 42,9cm:dùng để đo khối đặc, các chi tiết xây dựng cũng như đồ nội thất trong nhà như: kích thước phủ bì khối nhà, bệ, bếp, bậc, giường, tủ…
  • Thước Lỗ Ban 39cm:dùng để đo phần âm trạch như: mộ phần, mồ mả, bàn thờ, tiểu quách…

Các kích thước xấu (đen) được đưa ra để chúng ta tránh, và nếu có sử dụng thì các vấn đề liên quan được cảnh báo. 

Lưu ý khi sử dụng thước cuộn sắt (rút sắt) bán ngoài thị trường:

Một chút sai sót của một vài loại thước của nhà sản xuất: Thước cuộn sắt ở Cung Nạn (cung xấu) được in là Nền đỏ, Chữ trắng => Chính xác theo kiểu chung các cung khác thì Cung Nạn đúng phải là Nền đen, Chữ trắng như thước dưới cùng.

Do ở khoảng giữa cửa các cung nhỏ co thu lại in Tên Cung lớn, nên điểm bắt đầu (hoặc kết thúc) của cung nhỏ có sai lệnh khoảng 1mm. Nên chú lưu ý sai số này khi sử dụng. Tổng thể kích thước điểm đầu và cuối của 1 cung lớn là chính xác không sai (chỉ sai số nội bộ trong 1 cung lớn).

 

Hình minh họa: Thước Lỗ Ban bán ngoài cửa hàng có màu nền Cung Nạn bị in nhầm màu từ màu đen thành màu đỏ

 

IV – CÁC LOẠI THƯỚC LỖ BAN VÀ QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU

1. Thước Lỗ Ban có thể mua bán trên thị trường: Trên thị trường hiện tại chỉ bán thước lỗ ban bằng thước rút sắt (thước cuộn sắt) là 42,9cm và 39cm.

2. Thước Lỗ Ban 52cm được nhắc đến trong sách phong thủy và lưu truyền trong dân gian Việt Nam. Nói thước 52cm (52cm/thước) là thước được tính toán dựa trên đơn vị đo lường dân gian của Việt Nam – phù hợp với người Việt.

3. Thước Lỗ Ban 48cm được nhắc đến trong sách phong thủy (nói là phù hợp với kích thước đo lường dân gian của người Việt) nhưng không được lưu truyền nhiều trong dân gian.

4. Thước Lỗ Ban 46cm được nhắc đến là Thước Lỗ Ban quy đổi tương đương với đơn vị đo đời nhà Thanh (46,08cm) và có 1 loại thước (theo internet) là được lưu giữ trong Viện Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh dài 46cm. 

5. Thước thước 38,8 cm, hiện trên Internet có nhắc đến nhưng không tìm thấy thông tin chính xác. Đặc biệt có nhiều đơn vị làm phần mềm có thước 38.8cm nhưng lại lấy lấy thước rút cuộn sắt ra nói là 38.8cm là hoàn toàn sai (thước phía được in phía dưới của Thước Lỗ Ban bằng sắt là thước 39cm.

 

Trả lời